Kaizen được biết tới là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Tên của nó được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: kai – liên tục và zen – cải tiến, dịch sang thuật ngữ tiếng Anh là “ongoing improvement” nghĩa là sự cải tiến không ngừng nghỉ.
Việc liên tục cải tiến còn bảo đảm chất lượng đồng đều của sản phẩm, giảm tỷ lệ lỗi hỏng, đáp ứng tốt các quy định về thời gian và tiến độ giao hàng. Đây là điểm mấu chốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng được cho các doanh nghiệp nước ngoài, tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và gia tăng giá trị của sản phẩm công nghiệp được chế tạo và sản xuất trong nội địa. 
Việc áp dụng Kaizen sẽ nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn đem đến những kết quả tích cực làm thay đổi nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp, tác động đến tư duy cải tiến liên tục và nhận thức được vai trò quan trọng của cải tiến liên tục với sự phát triển của doanh nghiệp; tăng mức độ thể hiện trực quan từ tác phong làm việc công nghiệp của nhân công đến việc sắp xếp nhà máy, phân xưởng chuyên nghiệp. Giúp các doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẵn có, tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tạo dựng văn hóa lan tỏa Kaizen đến các phòng ban bộ phận của doanh nghiệp.

Cùng với hiệu quả thiết thực về năng suất lao động, Kaizen còn khuyến khích doanh nghiệp hăng hái trong chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất công nghiệp; chuyển công nghiệp sang sản xuất, chế tạo, công nghệ cao; khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng sáng chế, sáng kiến từ doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu phát triển nước ngoài; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ.
Về công ty TAMASHI MOTOR chúng tôi, sau hơn 2 tháng đẩy mạnh quy trình Kaizen cải tiến sản phẩm tại xưởng sản xuất, tỉ lệ hàng sai lỗi đã giảm từ 8,8% xuống 8,1%; tỉ lệ lỗi sơn giảm 25%; hàng tồn so với năng lực sản xuất giảm trung bình từ 2,37 ngày xuống còn 1,34 ngày; sản lượng bình quân tăng từ 915 sản phẩm lên 1500 sản phẩm.